Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 340
Tháng 04 : 12.441
Năm 2024 : 47.596
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN - TÁC GIẢ ĐÀO NGỌC HÀ

    Nhân buổi dạy học sinh chuyên đề TLV: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, tôi xin chia sẻ với anh chị em đồng nghiệp và các em học sinh một vài suy nghĩ về chủ đề này. Hi vọng, qua bài viết, các em học sinh không chỉ được rèn kĩ năng viết văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí mà còn rút ra cho mình những bài học về đạo đức, văn hóa ứng xử khi giao tiếp.                

   

      Nhân buổi dạy học sinh chuyên đề TLV: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, tôi xin chia sẻ với anh chị em đồng nghiệp và các em học sinh một vài suy nghĩ về chủ đề này. Hi vọng, qua bài viết, các em học sinh không chỉ được rèn kĩ năng viết văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí mà còn rút ra cho mình những bài học về đạo đức, văn hóa ứng xử khi giao tiếp.

Cảm ơn và xin lỗi.

Tác giả: Đào Ngọc Hà

      1. Ngay từ khi còn rất nhỏ, mỗi lần nhận được từ ai đó một thứ gì, quà to quà nhỏ hay bất cứ sự giúp đỡ nào, tôi đều phải nói:Con cảm ơn ạ!”, Cháu cảm ơn ạ!”... hay khi mắc lỗi, tôi đều phải khoanh tay trước ngực, cúi đầu và nói: Con xin lỗi ạ!”, Cháu xin lỗi ạ!”...Đó là những bài học đạo đức đầu tiên tôi được giáo dục từ gia đình mình. Đến khi đi học, tôi lại được thầy cô tiếp tục dạy cho hai từ Cảm ơn ” Xin lỗi”. Tiếng cảm ơn thốt ra khiến cho người nói và người nghe rất vui. Đó là thứ đạo đức căn bản. Có nhiều gia đình coi trọng việc giáo dục con cái, cha mẹ vẫn nói tiếng cảm ơn con mình như một tấm gương soi. Tôi cũng luôn nói lời cảm ơn với con cái và học trò của mình mỗi khi các con chăm ngoan, học giỏi. Lúc ấy, tôi thấy vui, các con và học trò của tôi cũng thấy vui...

      Từ xin lỗi cũng vậy. Khi ta làm việc gì tổn thương người khác dù là không cố ý, ta cần xin lỗi. Lỡ chạm vào người đi gần, lỡ lời làm tổn thương người khác( dĩ nhiên không cố ý), làm phiền người khác khi họ đang bận...chúng ta đều phải xin lỗi để nhận lỗi, để được cảm thông và tha thứ.

    2. Xã hội ngày càng phát triển, hình như văn hóa giao tiếp, nền tảng đạo đức cũng bị lung lay. Tiếng cảm ơn thưa dần. Hình như người ta không biết đến nó hay cố quên đi. Hỏi thăm đường xong quay ngoắt đi, được người khác giúp đỡ cũng không thèm cảm ơn...Từ xin lỗi cũng chịu chung số phận. Người ta ngại nói vì người ta không muốn nhận lỗi hoặc người ta không có thói quen nói từ đó hoặc do vô cảm... Ngày nay, tôi thấy người lớn ít nói lời xin lỗi và cảm ơn với người ít tuổi hơn mình. Các em nhỏ sau khi mắc lỗi hoặc nhận sự giúp đỡ của người khác cũng rất kiệm lời với hai từ  cảm ơnxin lỗi. Và như vậy tiếng cảm ơnxin lỗi thưa dần thậm chí nhiều người đã không biết đến hai từ này.

   3. Tôi xin lỗi đã dài dòng và làm phiền mọi người phải đọc bài viết này. Xin cảm ơn cô Hiệu trưởng Ngô Thị Thanh Hương, chị Hoàng Xuân, các em học sinh và tất cả mọi người đã khơi nguồn cảm xúc cho các bài viết của tôi. Xin cảm ơn nhiều nhiều ạ!


Tác giả: Đào Ngọc Hà
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip