Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 8
Tháng 04 : 11.693
Năm 2024 : 46.848
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN (PHẦN 2): BÀN VỀ CHỮ "BẤT HIẾU". TÁC GIẢ: ĐÀO NGỌC HÀ.

     Lẽ ra tôi sẽ bàn về chữ Hiếu vì vấn đề cần bàn chính trong bài văn của học sinh là chữ ấy. Nhưng đã nảy sinh những tình huống phản đề nên cần bàn thêm về chữ Hiếu để chữ Hiếu được sáng tỏ.

 

Bàn về chữ  Bất hiếu”.

     Lẽ ra tôi sẽ bàn về chữ Hiếu vì vấn đề cần bàn chính trong bài văn của học sinh là chữ ấy. Nhưng đã nảy sinh những tình huống phản đề nên cần bàn thêm về chữ Hiếu để chữ Hiếu được sáng tỏ.

   1. Chăm sóc, phụng dưỡng, kính trọng cha mẹ là Hiếu nhưng:

    - Chăm sóc cha mẹ rồi kể công, tỏ ra mệt nhọc trước mặt cha mẹ để tìm kiếm huân chương từ bổn phận làm con là bất hiếu.

   - Chăm sóc cha mẹ rồi tự cho mình có công và đặt ra cái quyền phán xét, so sánh, mắng mỏ anh chị em gây mất đoàn kết trong gia đình là bất hiếu.

  - Chăm sóc cha mẹ vì những mục đích thấp hèn như được chia tài sản...cũng là bất hiếu.

  2. Thờ cúng tổ tiên là biểu hiện của chữ Hiếu theo đạo lí của người Việt nhưng:

  - Ngày cúng lễ là để con cháu ôn lại kỉ niệm, tưởng nhớ và biết ơn người đã khuất nhưng lại làm cỗ linh đình, vàng mã đốt rầm trời, rồi đóng góp bổ đầu hoặc nhà nào nhà nấy cúng thì chả là bất hiếu đó sao.

  - Thờ cúng tổ tiên để tin vào cá chép hóa rồng...thì là mê tín dị đoan. Thờ cúng để cầu xin những điều phàm tục buôn 9 bán 10... cũng là biểu hiện của bất hiếu.

  3. Nói xấu cha mẹ, to tiếng tranh cãi với cha mẹ dù bất luận lí do gì cũng là bất hiếu.

  4. Ngược đãi cha mẹ không những là bất hiếu mà còn là tội ác.

   Tôi tạm bàn một vài biểu hiện của chữ “Bất hiếu” để mọi người cùng suy ngẫm nhất là trong dịp tết đến xuân về ai ai cũng nghĩ đến chữ Hiếu.

 


Tác giả: Đào Ngọc Hà
Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip